Hôn nhân
Nếu chúng tôi cứ đi đăng ký kết hôn thì có bị phạt không?
Nếu tôi chỉ tổ chức lễ cưới thì có vi phạm pháp luật không?
Nếu chúng tôi bị yêu cầu cam kết không “tái phạm” hoặc phải chấm dứt quan hệ thì sao?
Việc chung sống không đăng ký của hai chúng tôi có được pháp luật bảo vệ không?
Nếu lễ cưới của tôi bị phạt hành chính thì sao?
Tôi nghe nói nước ngoài có các hình thức chung sống có đăng ký, kết hợp dân sự giữa hai người cùng giới. Việt Nam có thừa nhận những hình thức này không?
Tôi bị gia đình ép kết hôn với người khác giới, tôi phải làm sao?
Tôi có được đăng ký kết hôn với người yêu cùng giới của tôi không?
Nếu việc tổ chức lễ cưới của tôi bị dừng lại thì sao?
Hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Người yêu tôi là công dân của nước đã hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới, chúng tôi có thể đăng ký kết hôn tại Việt Nam không?
Tôi có thể xin cấp giấy xác nhận độc thân để kết hôn với người nước ngoài như thế nào?
Người yêu tôi là công dân của nước đã hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới, chúng tôi có thể đăng ký kết hôn tại nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không?
Chúng tôi đã đăng ký kết hôn cùng giới hợp pháp ở nước ngoài, việc kết hôn của chúng tôi có được thừa nhận tại Việt Nam không?
Chúng tôi là hai công dân Việt Nam và muốn đăng ký kết hôn ở một nước đã hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới có được không?
Chúng tôi có thể có con bằng cách nào?
Như tất cả mọi công dân Việt Nam khác, có một số cách để bạn có con và được pháp luật thừa nhận:
- Con đẻ trong các mối quan hệ, hôn nhân trước: Đứa bé sinh ra là con của bạn và một người khác giới khác, có quyền và nghĩa vụ gắn với bạn và người đó. Người yêu cùng giới hiện tại của bạn có thể nhận đứa bé làm con nuôi nếu được sự đồng ý của người vợ/chồng cũ của bạn, còn bạn vẫn là cha/mẹ ruột của đứa bé. Tuy nhiên lưu ý nếu một đứa trẻ vừa có bố/mẹ ruột, vừa có bố/mẹ nuôi thì có sự chuyển giao quyền, nghĩa vụ ở đây, tức là bố/mẹ nuôi có quyền, nghĩa vụ hơn so với bố/mẹ ruột nếu xảy ra tranh chấp.
- Con ruột bằng các biện pháp hỗ trợ khoa học.
- Con nuôi: Bạn có quyền nhận nuôi con nuôi với tư cách là một người độc thân. Con nuôi sẽ có một bố hoặc một mẹ. Pháp luật VIệt Nam không thừa nhận hai người không phải là vợ chồng cùng nhận nuôi một người con nuôi. Trẻ được nhận nuôi phải dưới 16 tuổi (hoặc từ 16-18 tuổi nếu là họ hàng gần của trẻ), và người nhận nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên. (Đọc chi tiết ở điều trích Luật Nuôi con nuôi ở dưới)
Bạn có thể tìm trung tâm tư vấn phù hợp hoặc Viện iSEE, Trung tâm ICS để trao đổi cụ thể hơn.
Nghị định 158/2005/NĐ-CP.
Điều 26. Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi.
Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải do chính cha, mẹ đẻ và người nhận con nuôi lập, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đẻ đã ly hôn. Trong trường hợp một bên cha hoặc mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì chỉ cần chữ ký của người kia. (...)