Tình dục
Nếu tôi mua dâm hoặc bán dâm với một người cùng giới thì có vi phạm pháp luật không?
Tôi bị một người cùng giới hiếp dâm, giao cấu ngoài ý muốn thì người đó có thể bị truy tố hình sự không?
Việc quan hệ tình dục giữa hai người cùng giới có vi phạm pháp luật không?
Tôi là người đồng tính/chuyển giới và bị người khác quấy rối tình dục, tôi phải làm sao? Hoặc nếu tôi quấy rối tình dục người khác thì có vi phạm pháp luật không?
Bạo hành
Người đang chung sống bạo hành tôi, luật phòng chống bạo lực gia đình có bảo vệ tôi không?
Người trong gia đình khuyên tôi đi tư vấn tâm lý vì lý do tôi là người đồng tính, tôi phải làm gì?
Tôi bị người trong gia đình ép đưa đi điều trị tâm thần vì lý do tôi là người đồng tính, tôi phải làm gì?
Tôi bị người trong gia đình bạo hành (đánh đập, hạn chế đi lại, xúc phạm…) vì lý do tôi là người đồng tính, tôi phải làm gì?
Giáo dục
Y tế
Việc làm
Tôi không được nhận vào làm việc vì là người đồng tính, tôi phải làm gì?
Trong khi làm việc tôi bị phân biệt đối xử vì là người đồng tính, tôi phải làm gì?
Tôi bị sa thải vì là người đồng tính, tôi phải làm gì?
Nếu trong khi tại ngũ tôi công khai hoặc được phát hiện là người đồng tính thì có bị gì không?
Người đồng tính có được gia nhập quân đội, công an không?
Trong khi làm việc tôi bị phân biệt đối xử vì là người đồng tính, tôi phải làm gì?
Pháp luật Việt Nam hiện tại quy định người lao động có quyền không bị phân biệt đối xử. Tuy nhiên các hành vi phân biệt đối xử bị nghiêm cấm thì lại được quy định rất hạn chế, không bao quát.
Nếu bạn bị phân biệt đối xử trong khi làm việc, trong lương thưởng, thăng tiến, đánh giá công việc... vì là người đồng tính, bạn cần yêu cầu người sử dụng lao động chứng minh những quyết định đó là có căn cứ hợp lý. Bạn cũng cần phải tài liệu hóa, ghi chép và thu thập các bằng chứng cụ thể của việc phân biệt đối xử để có thể khiếu nại hoặc kiện ra cơ quan chức năng, đây là điều rất quan trọng. Bạn có thể tìm trung tâm tư vấn phù hợp hoặc Viện iSEE, Trung tâm ICS để trao đổi cụ thể hơn.
Bộ luật Lao động.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động.
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử.
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm.
1. Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.