Tình dục
Nếu tôi mua dâm hoặc bán dâm với một người cùng giới thì có vi phạm pháp luật không?
Tôi bị một người cùng giới hiếp dâm, giao cấu ngoài ý muốn thì người đó có thể bị truy tố hình sự không?
Việc quan hệ tình dục giữa hai người cùng giới có vi phạm pháp luật không?
Tôi là người đồng tính/chuyển giới và bị người khác quấy rối tình dục, tôi phải làm sao? Hoặc nếu tôi quấy rối tình dục người khác thì có vi phạm pháp luật không?
Bạo hành
Người đang chung sống bạo hành tôi, luật phòng chống bạo lực gia đình có bảo vệ tôi không?
Người trong gia đình khuyên tôi đi tư vấn tâm lý vì lý do tôi là người đồng tính, tôi phải làm gì?
Tôi bị người trong gia đình ép đưa đi điều trị tâm thần vì lý do tôi là người đồng tính, tôi phải làm gì?
Tôi bị người trong gia đình bạo hành (đánh đập, hạn chế đi lại, xúc phạm…) vì lý do tôi là người đồng tính, tôi phải làm gì?
Giáo dục
Y tế
Việc làm
Tôi không được nhận vào làm việc vì là người đồng tính, tôi phải làm gì?
Trong khi làm việc tôi bị phân biệt đối xử vì là người đồng tính, tôi phải làm gì?
Tôi bị sa thải vì là người đồng tính, tôi phải làm gì?
Nếu trong khi tại ngũ tôi công khai hoặc được phát hiện là người đồng tính thì có bị gì không?
Người đồng tính có được gia nhập quân đội, công an không?
Tôi bị sa thải vì là người đồng tính, tôi phải làm gì?
Về nguyên tắc thì người sử dụng lao động phải có lý do sa thải là hành vi vi phạm kỷ luật, tự ý nghỉ việc quá quy định hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng tới tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động. Đồng thời, người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động, tuân thủ đầy đủ trình tự sa thải người lao động (lập biên bản, họp kỷ luật, ra quyết định…)
Nếu việc sa thải vi phạm không có lý do được luật định, không chứng minh được lỗi, hoặc không tuân thủ trình tự thì người lao động có thể khởi kiện ra tòa án và đòi bồi thường. Bạn cũng cần phải tài liệu hóa, ghi chép và thu thập các bằng chứng cụ thể của việc phân biệt đối xử để có thể khiếu nại hoặc kiện ra cơ quan chức năng, đây là điều rất quan trọng. Bạn có thể tìm trung tâm tư vấn phù hợp hoặc Viện iSEE, Trung tâm ICS để trao đổi cụ thể hơn.
Bộ luật Lao động.
Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động.
Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động.
(...)
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.