Tình dục
Nếu tôi mua dâm hoặc bán dâm với một người cùng giới thì có vi phạm pháp luật không?
Tôi bị một người cùng giới hiếp dâm, giao cấu ngoài ý muốn thì người đó có thể bị truy tố hình sự không?
Việc quan hệ tình dục giữa hai người cùng giới có vi phạm pháp luật không?
Tôi là người đồng tính/chuyển giới và bị người khác quấy rối tình dục, tôi phải làm sao? Hoặc nếu tôi quấy rối tình dục người khác thì có vi phạm pháp luật không?
Bạo hành
Người đang chung sống bạo hành tôi, luật phòng chống bạo lực gia đình có bảo vệ tôi không?
Người trong gia đình khuyên tôi đi tư vấn tâm lý vì lý do tôi là người đồng tính, tôi phải làm gì?
Tôi bị người trong gia đình ép đưa đi điều trị tâm thần vì lý do tôi là người đồng tính, tôi phải làm gì?
Tôi bị người trong gia đình bạo hành (đánh đập, hạn chế đi lại, xúc phạm…) vì lý do tôi là người đồng tính, tôi phải làm gì?
Giáo dục
Y tế
Việc làm
Tôi không được nhận vào làm việc vì là người đồng tính, tôi phải làm gì?
Trong khi làm việc tôi bị phân biệt đối xử vì là người đồng tính, tôi phải làm gì?
Tôi bị sa thải vì là người đồng tính, tôi phải làm gì?
Nếu trong khi tại ngũ tôi công khai hoặc được phát hiện là người đồng tính thì có bị gì không?
Người đồng tính có được gia nhập quân đội, công an không?
Tôi bị người trong gia đình bạo hành (đánh đập, hạn chế đi lại, xúc phạm…) vì lý do tôi là người đồng tính, tôi phải làm gì?
Pháp luật phòng chống bạo lực gia đình Việt Nam hiện tại không quy định cụ thể đối tượng bị bạo hành là người đồng tính, nên khi xảy ra, trường hợp đó sẽ áp dụng chung như một người bất kỳ bị bạo hành gia đình, nếu có các hành vi như hành hạ, ngược đãi, đánh đập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý, buộc rời khỏi nơi ở, hoặc buộc không được rời khỏi nơi ở…
Khi bị bạo hành, nếu cần sự can thiệp của pháp luật, bạn hãy báo cho chính quyền địa phương để có những can thiệp cần thiết. Hành vi bạo lực gia đình có thể bị buộc chấm dứt, cảnh cáo, phạt tiền, cấm lại gần người bị bạo hành. Nếu mức độ nặng hơn có thể bị truy tố pháp luật hình sự.
Nếu bạn là người dưới 18 tuổi, hãy gọi cho đường dây nóng 18001567 để được tư vấn miễn phí và kết nối với các dịch vụ khẩn cấp. Đây là đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em do Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động Thương binh Xã hội cung cấp.
Việc giải quyết bạo lực gia đình đôi khi không chỉ cần can thiệp của pháp luật và còn là sự đấu tranh của chính người bị bạo hành với gia đình để cải thiện kiến thức và nhận thức cho họ. Bạn có thể liên hệ với Viện iSEE hoặc Trung tâm ICS để được cung cấp tài liệu hoặc tham vấn cho gia đình.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình.
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.