Chuyển đổi giới tính
Tôi có thể lựa chọn giới tính là “Khác” trên giấy tờ không?
Tôi chưa phẫu thuật, tôi muốn đổi tên cho thuận tiện cuộc sống hàng ngày hơn thì có được không?
Có người nói với tôi có cách để "chạy" thay đổi được tất cả thông tin trên giấy tờ, có đúng không?
Tôi có thể phẫu thuật thành giới tính mà tôi mong muốn không?
Tôi chưa phẫu thuật, tôi muốn đổi giới tính trên giấy tờ có được không?
10 điều bạn cần biết về việc hợp pháp hóa chuyển giới tại việt nam sau ngày 1/1/2017
Tôi chưa phẫu thuật, tôi muốn đổi hình chụp trên giấy tờ tùy thân của mình có được không?
Tôi đã phẫu thuật, tôi có thể đổi tên và giới tính trên giấy tờ được không?
Nếu tôi phẫu thuật (ở nước ngoài, làm “chui” trong nước) thì tôi có bị phạt không?
Người liên giới tính
Tôi là người liên giới tính, tôi dưới 18 tuổi, tôi có thể tự quyết định về giới tính mong muốn của mình không?
Tôi là người liên giới tính, từ nhỏ tôi đã bị phẫu thuật thay đổi giới tính, nhưng tôi không nghĩ mình là giới tính đó! Tôi có thể phẫu thuật lại không?
Tôi là người liên giới tính, tôi đã kết hôn với người khác giới, sau khi phẫu thuật xác định giới tính và thay đổi giấy tờ, mối quan hệ hôn nhân đó còn được pháp luật thừa nhận không?
Giấy tờ nhân thân
Phân biệt đối xử
Người ta nói rằng tôi bị cấm tụ tập, ra ngoài đường sau giờ giới nghiêm 12 giờ, điều này có đúng không?
Người ta nói rằng việc tôi xuất hiện nơi công cộng gây mất trật tự công cộng nên tôi phải rời khỏi nơi khác, điều này có đúng không?
Tôi bị bắt và được nói sẽ bị đưa tới trung tâm chữa bệnh, giáo dục, điều này có đúng không?
Tôi bị đưa vào nhà tạm giữ, tạm giam của cơ quan an ninh, nhưng lại là phòng của những người không cùng với giới tính thể hiện của tôi, tôi phải làm gì?
Tôi là người chuyển giới, đã phẫu thuật chuyển giới từ nam sang nữ và bị người khác hiếp dâm, vậy tôi có thể kiện người đó tội hiếp dâm hay không?
Tôi bị thầy cô hoặc bạn bè trêu chọc, nhạo báng vì tôi là người chuyển giới, tôi phải làm gì?
Tôi bị đánh đập, kỳ thị, phân biệt đối xử vì là người chuyển giới, tôi phải làm gì?
Tôi bị người khác kỳ thị và phân biệt đối xử, tôi phải làm gì?
Tôi bị bắt và được nói sẽ bị đưa tới trung tâm chữa bệnh, giáo dục, điều này có đúng không?
Pháp luật Việt Nam hiện tại quy định người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh phải là người nghiện ma túy, hoặc thuộc những trường hợp vi phạm luật hình sự nhất định (trẻ vị thành niên, chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự) mới bị đưa vào trung tâm chữa bệnh, giáo dục. Người bán dâm cũng không bị áp dụng biện pháp giáo dục và đưa vào cơ sở chữa bệnh, mà chỉ bị phạt hành chính. Nếu bạn bị đưa về nơi tạm giữ, bạn có thể yêu cầu liên lạc với gia đình.
Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 89. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng.
Điều 90. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.
5. Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Điều 91. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 92 của Luật này nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 06 tháng đến 24 tháng.
Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Điều 93. Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 94 của Luật này để lao động, học văn hoá, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ 06 tháng đến 24 tháng.
Điều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người chưa đủ 18 tuổi;
c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;
d) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Điều 95. Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quy định tại Điều 96 của Luật này để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 tháng đến 24 tháng.
Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.